ĐÈN HUỲNH QUANG - CÔNG DỤNG, ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM.
Đèn huỳnh quang là gì?
Bài viết này chúng tôi chia sẻ về đèn huỳnh quang, những bài viết sẽ chia sẻ về đèn Led và so sánh đèn Huỳnh quang và Led.
Đèn tuýp huỳnh quang gồm điện cực vỏ đèn và lớp bột huỳnh quang. Đèn còn được bơm vào một lượng ít thủy ngân và khí trơ để tăng được độ bền của điện cực và tạo ánh sáng màu. Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa 2 cực làm phát ra các tia tử ngoại. Các tia tử ngoại có tác dụng vào làm bột huỳnh quang làm đèn phát sáng.
Các bộ phận tạo ra nguyên lý hoạt động, gồm: Đèn ống, Cầu chì, Chuột (Tắcte), Chấn lưu (Tăng phô).
Cách đấu nối đèn:
Hai đầu dây điện từ ngoài vào, 1 đầu sẽ qua Tăng phô, rồi từ Tăng phô đi lên 1 chân của đầu đèn huỳnh quang. Đầu dây thứ 2 từ ngoài vào sẽ vào trực tiếp 1 chân ở đầu bên kia của đèn. 2 chân còn lại ở 2 đầu đèn thì sẽ được nối với nhau thông qua con chuột, Con chuột ở giữa 2 chân đèn.
Mạch điện trên cụ thể là mạch mắc nối tiếp 3 bộ phận: tăng phô, đèn ống và chuột. Chuột ở đây đóng vai trò đóng ngắt điện tự động.
Khi đóng điện, có dòng chạy qua mạch nối tiếp trên làm nóng chuột, làm hở mạch điện, điện áp trên 2 đầu đèn sẽ tăng đột ngột lên >400V. Điện áp cao trên 2 đầu đèn làm phóng điện qua đèn. Dòng điện qua đèn tạo thành ion tác động lên bột huỳnh quang làm đèn phát sáng. Sau khi đèn sáng, điện áp trên 2 đầu đèn giảm còn khoảng 40 V, chuột không hoạt động nữa. Dòng điện qua đèn bị hạn chế bởi điện cảm của tăng phô.
Các loại đèn huỳnh quang
Các đèn huỳnh quang phổ biến hiện nay gồm: Đèn huỳnh quang T5, T8, T10 và đèn huỳnh quang compact (CFL).
Hiệu suất bóng đèn là tỷ số giữa quang thông (tổng lượng ánh sáng do một nguồn sáng phát ra của bóng đèn) và công suất tiêu thụ, đơn vị tính là lumen/watt (lm/W).
Bên cạnh các loại bóng đèn huỳnh quang dạng ống tuýp, đèn huỳnh quang compact (CFL) mở ra một thị trường hoàn toàn mới, đa dạng hóa các loại bóng đèn huỳnh quang. Các loại đèn này có cho phép thiết kế công suất, quang thông linh hoạt. Loại CFL có hình dạng tròn hoặc vuông. Các loại bóng đèn CFL đạt hiệu quả tiết kiệm năng lượng đến 38 – 75% so với bóng đèn sợi đốt.
Ưu điểm so với đèn sợi đốt:
Có ánh sáng vừa đủ: Được chế tạo bằng thủy tinh không chì, bên trong được bơm khí trơ nên khả năng phát sáng rất đều, ánh sáng được khuếch tán rộng, không chiếu sáng tập trung tại một điểm nên bảo vệ mắt rất tốt.
Tỏa ra nhiệt thấp hơn
Được sản xuất bằng công nghệ mới nên đèn huỳnh quang có khả năng chống lại các tia tử ngoại phát ra ngoài, giảm khả năng tòa nhiệt của đèn khi người sử dụng phải tiếp xúc trực tiếp.
Ngoài ra, nó còn ít ảnh hưởng đến các vật xung quanh vì nó được sản xuất giảm khả năng sản sinh nhiệt lượng.
Tuy nhiên, đèn huỳnh quang vẫn còn những khuyết điểm:
1. Phát ra tiếng ồn và khi bật tắt nhiều lần tuổi thọ của đèn sẽ giảm
Khi bật đèn, ta thường nghe tiếng “vo vo” của đèn, gây cảm giác khó chịu. Sự ồn ào này là do chấn lưu có khiếm khuyết và chúng được sử dụng phổ biến trong các thiết bị chiếu sáng huỳnh quang.
Đèn huỳnh quang sẽ nhanh tối đi khi được lắp đặt ở những nơi thường xuyên bật và tắt. Mỗi lần bật tắt đèn, tuổi thọ của đèn lại bị rút ngắn đi đáng kể. Điều này có thể dẫn đến đèn có thể hỏng sớm và phải chi nhiều tiền hơn, thường xuyên hơn để thay thế bóng đèn.
2. Chứa chất thủy ngân gây nguy hiểm.
Các đèn huỳnh quang có chứa thủy ngân bên trong chúng. Điều này luôn là vấn đề rác rối khi đến thời điểm để loại bỏ bóng đèn huỳnh quang khi chúng không còn sử dụng được nữa. Bóng đèn này bằng thủy tinh nên cũng hay va đập bể, vỡ.
3. Kém hiệu quả trong môi trường lạnh
Đèn huỳnh quang cần nhiệt để bật nguồn, không linh hoạt trong sự lựa chọn sử dụng cho bảng hiệu ngoài trời, kho lạnh hay phòng đông lạnh. Đèn huỳnh quang chỉ hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ bình thường, làm cho chúng trở thành một lựa chọn chiếu sáng không linh hoạt.
4. Không thể giảm độ sáng và ánh sang đa hướng
Một trong những vẫn đề khác của đèn huỳnh quang là thiếu khả năng làm giảm độ sáng. Công tắc tăng giảm độ sáng có thể được sử dụng cho đèn sợi đốt, nhưng công nghệ này không sử dụng được cho đèn huỳnh quang.
Phần lớn các thiết bị chiếu sáng huỳnh quang đi kèm với bộ phản xạ. Điều này là do bóng đèn huỳnh quang chiếu sáng 360 độ. Tuy nhiên, thường chúng ta sẽ không cần đèn chiếu sáng lên phía trên trần nhà. Từ 30 đến 40 phần trăm ánh sáng huỳnh quang bị lãng phí, và bạn đang phải trả tiền cho lượng ánh sáng bị lãng phí này.
5. Dễ hỏng do tăng phô
Đèn huỳnh quang có tuổi thọ ngắn hơn đèn LED, nhưng hay xảy ra hư hỏng, vấn đề thực sự do tăng phô. Chúng cũng tương đối đắt tiền để thay thế. Nó đòi hỏi phải tháo toàn bộ bộ đèn và lắp lại dây mới trước khi đưa vào bóng đèn mới.
6. Thải ra tia cực tím (UV)
Nhiều nghiên cứu cho thấy ngồi dưới sự tiếp xúc với tia cực tím của ánh sáng huỳnh quang trong 8 tiếng mỗi ngày chỉ bằng một phút khi ở dưới ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng cực tím này vẫn có thể gây hại cho các tác phẩm nghệ thuật quan trọng, cũng như làm mờ màu trong quần áo.